Thép hộp là một loại nguyên vật liệu không thể thiếu trong một ngành công nghiệp xây dựng. Một công trình xây dựng muốn đảm bảo những yếu tố về chất lượng cũng như thẩm mỹ thì phải đòi hỏi cần nhiều những nguyên liệu khác nhau. Vậy ý nghĩa của dòng sản phẩm thép hộp trong những công trình xây dựng là gì? Và tính chất của dòng thép này ra sao?
Để hiểu hơn về loại nguyên vật liệu này quý khách hàng hãy theo dõi những thông tin mà Công ty TNHH Thép Nam Phú của chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Thép hộp đơn giản là thép có hình hộp, hộp có thể là hộp vuông hoặc hộp hình chữ nhật, nguyên liệu để hình thành nên sản phẩm này là thép và một số hàm lượng cacbon để tăng tính bền và chịu lực, ngoài ra sản phẩm thép hộp thường được mạ kẽm hoặc mạ kẽm nhúng nóng để gia tăng tính bền và chống ăn mòn lớp thép bên trong.
Ứng dụng của thép hộp
Thép hộp có nhiều ứng dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng, thép hộp thường được dùng để làm kết cấu dầm thép, làm ống dẫn thép, khung sườn mái nhà, làm hệ thống cáp điện cho thang máy, sử dụng để làm lan can,…
Các loại thép hộp hiện nay
Trên thị trường có các loại thép hộp chính đó là: thép hộp đen và thép hộp kẽm có độ dày từ 0.6mm tới 3.5mm, chiều dài cố định 6m và có các thông số kỹ thuật:
– Thép hộp hình chữ nhật mạ kẽm: 10×30, 13×26, 20×40, 25×50, 30×60, 40×80, 45×90, 50×100, 60×120, 100×150, 100×200
– Thép hộp hình vuông mạ kẽm: 12×12, 14×14, 16×16, 20×20, 25×25, 30×30, 40×40, 50×50, 60×60, 75×75, 90×90, 100×100.
Phân loại thép hộp:
– Thép hộp đen: Thép đen không có lớp mạ bảo vệ nên dễ bị hoen gỉ hơn so với thép hộp mạ kẽm.
– Thép hộp mạ kẽm: Bề mặt mạ kẽm làm chậm quá trình oxy hóa của chúng và bảo vệ thép trong thời gian dài. Khi tiếp xúc với môi trường chứa chất ăn mòn thì lượng kẽm bị giảm dần và bảo vệ hiệu quả lõi thép. Nhất là dưới môi trường mưa axit và nước muối sẽ góp phần làm tăng tốc độ ăn mòn, làm phá vỡ bề mặt mạ kẽm một cách cực kỳ nhanh chóng.
– Thép hộp vuông: Kích thước 100×100, 40×40, 30×30, 20×20, 150×150, 60×60, 10×10, 80×80.
– Thép hộp chữ nhật: Kích thước 40×80, 50×100, 50×50, 30×60, 20×40, 25×50, 60×120, 100×200, 40×60.
– Thép hộp cỡ lớn.
– Thép hộp cỡ đại.
Ưu và nhược điểm của thép hộp
Có không ít nhà thầu quan tâm tới thép hộp, nhất là dòng thép hộp đen. Một số ưu và nhược điểm của dòng thép hộp:
Ưu điểm của thép hộp
– Chi phí sản xuất thấp: Nguyên liệu để sản xuất thép hộp thường rất dễ tìm kiếm và có giá thành rẻ. Chính vì vậy, giá cả của thép hộp thường sẽ rẻ hơn so với những sản phẩm khác.
– Tuổi thọ cao: Mặc dù chi phí rẻ nhưng không vì thế mà thép hộp kém chất lượng Ngược lại nó có tuổi thọ rất cao và nhất là dòng sản phẩm có mạ kẽm thì chất lượng lại càng cao hơn. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng chống bào mòn, không bị gỉ sét nên tuổi thọ có thể lên tới 60 – 70 năm.
– Dễ kiểm tra: Khi kiểm tra thép ống bạn có thể nhìn thấy những mối bằng mắt thường ở trên thân của nó. Nhờ đó mà các kỹ sư sẽ dễ dàng khắc phục và sửa chữa nếu có vấn đề xảy ra.
Nhược điểm của thép hộp
Bên cạnh một số ưu điểm kể trên thì thép hộp cũng có một số nhược điểm đó là: Thép có độ nhám thấp, tính thẩm mỹ của thép hộp không cao như những sản phẩm khác,….
Hy vọng bài viết của Thép Nam Phú đã giúp bạn có thêm thông tin về thép hộp là gì? Nếu bạn đã biết về sản phẩm này thì có thể tham khảo để sử dụng nó khi có nhu cầu. Tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thông tin.
Công ty TNHH Thép Nam Phú
Văn phòng & kho hàng: 681 Phạm Văn Đồng, Dương Kinh, Hải Phòng
Số điện thoại: (+84225)376 7122
Di động: (+84)904.341.541 – (+84)939.838.669
Email: thepnamphu@gmail.com
Web: kimkhihaiphong.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/kimkhihaiphong/