Thỏa thuận thép toàn cầu hướng vào chính sách của Trung Quốc

102952151-Steel.1910x1000

Trong một cuộc gặp giữa các bộ trưởng đến từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Berlin mới đây, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ thúc đẩy Trung Quốc hành động nhiều hơn nữa nhằm chống lại sự dư thừa thép toàn cầu.

Sản xuất thép tại Trung Quốc

Các đại diện từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Argentina và các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự định đưa ra một thỏa thuận không ràng buộc tại Diễn đàn toàn cầu về Năng lực dư thừa thép.

Có khả năng thỏa thuận này sẽ bao gồm từ hai đến bốn báo cáo mỗi năm từ các chính phủ về năng lực sản xuất trong nước và mức độ hoạt động của họ cũng như đảm bảo rằng các biện pháp khắc phục được áp dụng đối với các doanh nghiệp hiện đang dư cung.

Thỏa thuận này cũng sẽ thúc giục chính phủ chấm dứt viện trợ cho các nhà sản xuất thép trong nước và giúp loại bỏ các doanh nghiệp không thể tự mình tồn tại. Sau thỏa thuận này, các quan chức cấp cao dự kiến sẽ họp vào tháng 3 để kiểm tra tiến độ.

Thỏa thuận mong muốn thúc đẩy Trung Quốc thay đổi chính sách của mình trong ngành thép khi quốc gia này đã thực hiện trợ cấp thông qua chính quyền địa phương với mục đích đưa ra là bù đắp cho những tổn thất từ thoái trào toàn cầu. Bắc Kinh cũng liên tục đẩy các ngân hàng quốc doanh lớn cho các doanh nghiệp vay cũng như đảm bảo trái phiếu trong việc tạo điều kiện gây quỹ.

Theo OECD, năng lực sản xuất thép thô toàn cầu đã tăng 60% trong hơn một thập kỷ qua và lên tới 2,38 tỷ tấn vào năm 2016. Năng lực của Trung Quốc tăng 140%, đạt 1,16 tỷ tấn, chiếm khoảng một nửa của toàn cầu. Tuy nhiên, mức tiêu thụ thép toàn thế giới hiện chỉ dừng ở mức 1,61 tỷ tấn, bằng 2/3 sản lượng đầu ra.

Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, tiêu thụ thép nội địa cũng sẽ giảm dần sau khi đạt mức đỉnh điểm vào năm 2013. Sản lượng dư thừa của Trung Quốc được xuất khẩu mạnh mẽ ra thị trường quốc tế. Giá xuất khẩu thép Trung Quốc đạt mức trung bình 556 USD/tấn vào năm 2016, giảm khoảng một nửa so với mức 1.100 USD/tấn của năm 2011.

Trả lời những phản ánh từ cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh cho biết nước này có kế hoạch cắt giảm công suất thép từ 100 triệu tấn đến 150 triệu tấn vào năm 2020 cũng như việc đóng cửa các nhà máy sản xuất thép bất hợp pháp và không đạt tiêu chuẩn.

Asian Nikkei Review

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đã ký hợp đồng mua bán