Các loại thép hộp trên thị trường

Thép hộp

Thép hộp được phân loại như thế nào? Có bao nhiêu loại thép hộp trên thị trường? Làm sao để mua được sản phẩm thép hộp chất lượng với giá tốt nhất? là 3 trong số rất nhiều câu hỏi được khách hàng gọi đến nhờ chúng tôi tư vấn. Với mong muốn cung cấp đến cho khách hàng những thông tin bổ ích nhất. Hôm nay Công ty TNHH Thép Nam Phú chúng tôi sẽ giúp bạn biết được trên thị trường hiện nay có tất cả bao nhiêu loại thép hộp.

Các loại thép hộp trên thị trường

Thị trường thép hộp trên thị trường Việt Nam rất đa dạng và nhiều chủng loại căn cứ vào nhu cầu và đặc tính các công trình ở Việt Nam thì chúng đang là một trong những sản phẩm được ứng dụng nhiều nhất trong tất cả các ngành công nghiệp cùng với thép hình và thép tấm.

Với ưu điểm vượt trội như độ bền cao, khả năng chịu áp lực vô cùng tốt. Thép hộp luôn là sản phẩm lý tưởng nhất dành cho các công trình đòi hỏi những sản phẩm thép có khả năng chịu áp lực lớn.

Thép hộp thường được chia thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đáp ứng được yêu cầu riêng biệt của từng ngành nghề lĩnh vực và các công trình xây dựng.

Hiện nay, có 3 loại thép hộp trên thị trường là thép hộp vuông, thép hộp chữ nhật và thép hộp tròn (thép ống). Với mỗi loại sản phẩm lại được chia thành thép hộp đen và thép hộp mạ kẽm. Thép hộp đen thì có mức giá rẻ hơn, tuy nhiên về khả năng chống bào mòn lại không được cao, bởi vậy ứng dụng của thép hộp loại này cũng khá tương đối. Đối với những sản phẩm thép hộp mạ kẽm thì được ưa chuộng hơn bởi thép có khả năng chống bào mòn tốt, tuổi thọ trung bình của mỗi sản phẩm là 40 đến 60 năm nếu được xây dựng ở điều kiện thuận lợi.

Thép hộp

Thép hộp vuông

Là loại thép được sản xuất có dạng hình vuông (chiều dài và chiều rộng bằng nhau), loại này có rất nhiều những ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Kích thước thấp nhất của sản phẩm thép hộp vuông là 12mm và tối đa là 90mm. Độ dày li từ thấp nhất đến dày nhất của thép vuông là 0.7mm đến 4.0mm. Ứng dụng của ống hộp vuông là là làm khung mái nhà ở, đóng cốt pha, làm khung nhà tiền chế, sử dụng làm khung sườn xe tải, kết cấu chịu lực trong các công trình xây dựng, chế tạo, sản xuất đồ dùng gia dụng, trang trí,…

Thép hộp chữ nhật

Là loại thép được sản xuất có dạng hình chữ nhật (chiều dài dài hơn so với chiều rộng). Chúng có độ dày từ 0.7 đến 4mm và có kích thước từ 10x30mm đến 60x120mm.

Ứng dụng của chúng được dùng làm kết cấu chịu lực trong các công trình xây dựng công nghiệp & dân dụng, chế tạo, gia công đồ gia dụng, trang trí,…

Thép hộp tròn

Thép hộp tròn hay còn gọi là thép ống, là loại thép được sản xuất theo mặt cắt hình tròn. Thép tròn có độ dày từ 0.7mm đến 6.35mm và đường kính nhỏ nhất là 12,7mm, lớn nhất là 219,1mm. Bởi vậy khi bắt đầu lựa chọn sản phẩm quý khách cũng nên lưu ý lựa chọn các kích thước cũng như độ dày ly tương ứng để phù hợp với mục đích sử dụng

Thép ống thường được sử dụng để làm ống thoát nước, ống dẫn dầu, khí đốt,… Ngoài ra, chúng còn được dùng để làm khung sườn ô tô, xe máy, xe tải,… và các thiết bị trang trí nội, ngoại thất.

Thép hộp trên thị trường

3 loại thép hộp trên thị trường trên đều được phân thành thép hộp đen và thép hộp mạ kẽm.

Thép ống hộp đen

Được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại có độ dầy từ 0,5 – 5 mm nhiều chủng loại như: thép hộp vuông, thép hộp hình chữ nhật, thép hộp hình oval sau khi sản xuất thép hộp đen được quét một lớp dầu lên bề mặt để tránh tiếp xúc với bề mặt, thép hộp đen được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà xưởng, đóng tầu, nhà thép tiền chế

Thép hộp mạ kẽm

Được sản xuất với các công đoạn và các bước như thép hộp đen nhưng sau khi tạo ra được qua một quá trình tráng (mạ) lớp kẽm lên bề mặt ở nhiệt độ cao, thép hộp mạ kẽm có giá thành đắt hơn thép hộp đen nhưng bù lại độ bền của thép hộp mạ kẽm lại bền hơn

Thép hộp được phân loại như thế nào?

4 cách phân loại thép hộp phổ biến nhất hiện nay

  • Phân loại dựa trên thành phần hóa học: Với mỗi sản phẩm thép có tiêu chuẩn sản xuất và thành phần hóa học khác nhau. Với mỗi quốc gia sẽ có tiêu chuẩn riêng. Nên vì vậy người ta có thể dựa vào thành phần hóa học để phân loại thép hộp.
  • Phân loại dựa trên mục đích: Thép hộp được sản xuất với độ dày và kích thước đa dạng khác nhau. Mục đích để phục vụ nhu cầu sử dụng cũng như đáp ứng được yêu cầu riêng biệt của từng ngành nghề lĩnh vực và các công trình xây dựng. Do vậy, trước khi mua thép hộp, quý khách hàng nên xác định công trình của mình cần những loại thép hộp nào? Và nên mua quy cách nào thì phù hợp nhất?
  • Phân loại dựa trên chất lượng: Dựa vào chất lượng của từng loại thép hộp mà người ta có thể phân thành những nhóm khác nhau.
  • Phân loại dựa trên quá trình oxi hóa: Dựa vào quá trình oxi hóa của từng loại thép mà người ta có thể phân thành : thép hộp đen và thép hộp mạ kẽm.

Nên chọn thép hộp cho công trình, vì sao?

  • Chi phí sản xuất thấp: bởi nó gồm những nguyên liệu dễ tìm kiếm, đơn giản và giá thành rẻ.
  • Tuổi thọ thép hộp khá cao: Tuy được cấu thành từ những nguyên liệu giá rẻ nhưng ngược lại thép hộp lại có tuổi thọ rất cao. Đặc biệt đối với dòng sản phẩm thép hộp mạ kẽm thì độ bền còn được nhân lên rất nhiều lần. Với khả năng chống bào mòn, không bị gỉ sét nên tuổi thọ của các sản phẩm thường là từ 60 đến 70 năm tùy từng khu vực xây dựng.
  • Dễ kiểm tra: : Quý khách hàng rất đơn giản để nhìn thấy được những mối bằng mắt thường ở trên thân của thép ống, bởi vậy nếu xảy ra các vẫn đề ở các mối thì các kỹ sư cũng đơn giản hơn trong việc khắc phục và sử chữa.

Quý khách có nhu cầu mua thép hộp hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Thép Nam Phú chúng tôi để được tư vấn lựa chọn những sản phẩm tốt nhất và phù hợp nhất cho công trình của mình.

————-

Công ty TNHH Thép Nam Phú

Trụ sở chính: Số 1/11/73 Lê Lai, Máy Chai, Ngô Quyền, TP Hải Phòng,Việt Nam
Văn phòng & kho hàng: 286 Phạm Văn Đồng Dương Kinh HP
Số điện thoại: (+84225)376 7122
Di động: (+84)904.341.541 – (+84)939.838.669
Email: thepnamphu@gmail.com
Web: kimkhihaiphong.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/kimkhihaiphong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

đã ký hợp đồng mua bán