Sản lượng thép xây dựng của Hòa Phát tăng 33%

Nửa đầu năm, Hòa Phát và các doanh nghiệp trong nước bán ra 7,8 triệu tấn thép các loại nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thêm 7 triệu tấn từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Sản lượng thép xây dựng của Hòa Phát tăng 33%

Tập đoàn Hòa Phát công bố đã bán ra hơn 1 triệu tấn thép xây dựng trong nửa đầu năm, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2016. Gần 10% trong số này được xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, Úc và các quốc giá ASEAN.

Tăng trưởng sản lượng mang lại kết quả kinh doanh tích cực của tập đoàn này với doanh thu tăng 36% và lợi nhuận tăng 14%, so với 6 tháng năm 2016.

Trong tổng doanh thu hơn 21.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.470 tỷ đồng đã đạt được từ đầu năm, thép xây dựng và ống thép là các sản phẩm đóng góp chính.

Hòa Phát đang chiếm 24% thị phần thép xây dựng và 27% thị phần ồng thép trong nước. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong nửa đầu năm nay các nhà máy trong nước bán ra 4,2 triệu tấn thép xây dựng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Hòa Phát cũng với 4 công ty Pomina, Posco SS, VinaKyoei và TISCO (Thép Thái Nguyên) chiếm khoảng 70% thị phần.

Trong khi, sản phẩm ống thép tăng trưởng 20%, đạt sản lượng hơn một triệu tấn. Hòa Phát và Hoa Sen là hai thương hiệu chiếm gần 50% thị trường này. Hoa Sen cũng là công ty dẫn đầu trên thị trường tôn mạ (37%) với sản lượng 1,6 triệu tấn tiêu thụ từ đầu năm.

Tiêu thụ thép ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên 27 triệu tấn vào năm 2020, nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhờ ở, nâng cấp cơ sở hạn tầng giao thông.

Nhiều dự án đang được triển khai tăng công suất nhằm đáp ứng và giảm nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Quốc gia láng giềng cung cấp 50% trong số 6,7 triệu tấn thép nhập khẩu, trị giá 3,9 tỷ USD của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017.

Tập đoàn Hòa Phát mới đây đã tái khởi động dự án Dung Quất (4 triệu tấn/năm) và đặt mục tiêu chạy thử vào tháng 6/2018.

Trong thị trường tôn mạ, tập đoàn này và Pomina đều đang triển khai các dự án, góp thêm vào thị trường công suất 1 triệu tấn/năm.

Dự án thép lớn nhất tại Việt Nam là Formosa Hà Tĩnh cũng đã chạy thử nghiệm từ cuối tháng 5 và có kế hoạch sản xuất 1,3 đến 1,6 triệu tấn thép trong năm nay.

Môi trường kinh doanh thép ở Việt Nam nhận được nhiều chính sách bảo hộ như cấm xuất khẩu quặng sắt, chính sách chống bán phá giá thép. Tuy nhiên các hiệp định thương mại được ký kết sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp thép nội địa trong vài năm tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

đã ký hợp đồng mua bán