1. Thép hình là gì?
Thép hình, còn được gọi là thép chữ, là một loại vật liệu quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng, kỹ thuật cơ khí và xây dựng. Nó xuất hiện trong đa dạng ứng dụng từ xây dựng công trình dân dụng cho đến công nghiệp. Sự đa năng của thép hình khiến cho nó trở thành một sản phẩm phổ biến trên thị trường.
Các nhà sản xuất tạo ra các dạng hình khác nhau của thép để đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Thông thường, những dạng hình U, I, V và H được sản xuất và sử dụng. Việc lựa chọn loại thép chữ phù hợp dựa trên mục đích sử dụng giúp tối ưu hóa hiệu suất công trình và đạt được hiệu quả tối đa.
Thép hình được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thực tế. Chẳng hạn, nó được sử dụng trong xây dựng nhà xưởng, cầu và đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc xây dựng và kỹ thuật. Ngoài ra, thép hình còn được áp dụng trong ngành công nghiệp cơ khí, lĩnh vực sản xuất lò hơi công nghiệp, công nghiệp đóng tàu, cũng như trong việc xây dựng dầm cầu trục, tháp truyền hình. Thậm chí, nó còn được sử dụng để lắp ráp thành các hệ thống kệ để chứa hàng hóa, khung vận chuyển và cả container.
2. Có những loại thép hình nào hiện nay?
Hiện nay, có 4 dạng chính của thép hình là U, I, V và H đang có sẵn trên thị trường. Thông tin chi tiết về từng loại sẽ được cung cấp ngay dưới đây, giúp bạn tìm hiểu một cách cụ thể và lựa chọn loại thép phù hợp với nhu cầu của mình.
2.1 Thép hình U
Thép hình U có mặt cắt hình chữ U in hoa, độ dài thông thường là 6m hoặc 12m. Ưu điểm của thép U đó chính là chịu lực tốt theo 1 phương cố định và thép có kết cấu nhẹ. Sản phẩm có kích thước đa dạng từ U 50 đến U 400 để khách hàng có thể lựa chọn cho công trình của mình.
Ký hiệu U50 có nghĩa là chiều rộng bản bụng là 50mm, U100 có nghĩa là chiều rộng bản bụng 100mm.
Thép chữ U được ứng dụng cho các công trình xây dựng dân dụng, sử dụng làm khung thùng xe, làm tháp ăng ten. Thép cũng có thể được dùng để làm thành dàn cầu hay các ứng dụng trong thiết kế thi công nội thất.
2.2 Thép hình I
Thép I có mặt cắt đứng hình chữ I in hoa với độ rộng bản bụng lớn, chiều dài 2 cánh thép ngắn hơn. Thép có ưu điểm là kết cấu nhỏ gọn, khả năng chịu lực theo phương dọc và lực cắt theo phương đứng cực kì hiệu quả.
Thông thường thép I sẽ được ký hiệu I200x100x5,5x8mm. Các thông số được hiểu cụ thể là: Chiều rộng bản bụng 200, chiều rộng bản cánh là 100, độ dày bản bụng là 5,5mm và độ dày bản cánh là 8mm.
Thép I được sử dụng để làm dầm chịu uốn bởi khả năng chịu lực cao. Thép cũng có thể được ghép 2 cây lại để làm cột chống cho nhà xưởng, làm hệ khung chịu tải trong các dây chuyền nhà công nghiệp nặng, làm dầm cầu giao thông,…
2.3 Thép hình V
Thép V có mặt cắt theo phương thẳng đứng hình chữ V. Ưu điểm của sản phẩm đó là có khả năng chịu được cường lực mạnh và có độ bền bỉ cao. Do tiết diện hình chữ V nên có thể giảm được khối lượng của bản thân khi thi công nên được ứng dụng khá nhiều.
Để có thể tìm hiểu thép thì khách hàng có thể đọc thông số cụ thể như sau. Ví dụ V50X50X5mm thì các kích thước cụ thể là: Chiều dài cạnh cây thép là 50mm và độ dày cạnh là 5mm. Khách hàng cần lưu ý, thép V có đặc điểm tương tự thép L. Tuy nhiên điểm khác nhau đó là 2 cạnh thép V bằng nhau còn thép L lại có độ dài ngắn khác nhau.
Thép được ứng dụng trong gia công cơ khí, làm khung thép nhà tiền chế, kết nối để tạo giá đỡ. Bên cạnh đó là ứng dụng trong hệ cột điện lắp ghép bằng thép, gia công kèo thép cho các trang trại chăn nuôi và nhiều ngành nghề hiện nay.
2.4 Thép hình H
Thép hình H có mặt cắt đứng hình chữ H. Khách hàng cần phân biệt thép H và thép I để có thể lựa chọn được loại phù hợp với nhu cầu. Thép I bản cánh ngắn hơn bản bụng trong khi đó với hình H thì bản cánh dài hơn bản bụng.
Ưu điểm của thép H đó chính là kết cấu hình học chữ H nên khả năng chịu lực theo phương dọc, đứng và ngang đều tối. Với cấu tạo cánh dài hơn bụng nên khả năng chịu tác động cũng lớn hơn thép I. Cách đọc thông số thép cụ thể như sau: Thép H100X100X8X6mm là cánh rộng 100mm bụng rộng 100mm, độ dày bản bụng là 8mm và độ dày bản cánh là 6mm.
Ứng dụng thép hình H cụ thể trong các lĩnh vực như sử dụng trong hệ thép hình, làm cột, dầm… trong công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. Ứng dụng trong kết cấu thép, sử dụng làm sàn thao tác tại các công trình thủy như làm cầu, công trình trên biển,…
3. Quy trình sản xuất thép hình có những bước nào?
Để có thể tạo ra những thanh thép hình chất lượng, đạt đủ yêu cầu, tiêu chuẩn và phục vụ tối đa cho công trình thì quy trình sản xuất bao gồm những bước nào? Thông tin cụ thể sẽ được Thép Nam Phú cung cấp cho người dùng ngay sau đây:
Xử lý quặng
Đây là bước đầu tiên để có thể chế tạo thép hình với các bước thực hiện nghiêm ngặt. Để có được thép đúng tiêu chuẩn thì quá trình cần được kiểm soát nghiêm ngặt. Nguyên liệu đầu vào thường được dùng cho sản xuất là quặng sắt, quặng viên, quặng thiêu kết kết hợp với các chất phụ trợ như than cốc, đá vôi. Tất cả các nguyên liệu này sẽ được đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao phù hợp để tạo thành dòng kim loại nóng chảy.
Tạo dòng thép nóng chảy
Kim loại nóng chảy tiếp tục được đưa đến các lò cơ bản hay lò hồ quang điện để tiếp tục thực hiện công việc tách tạp chất. Thời điểm này có thể thêm vào một số kim loại khác để tạo ra sự tương quang giữa các thành phần hóa học. Thành phẩm sản xuất ra loại thép gì, thuộc mác thép nào sẽ được quyết định ở bước này.
Đúc tiếp liệu
Dòng kim loại sau khi qua khỏi bước 2 sẽ tiếp tục được đưa tới lò đúc để chế tạo thành phôi thép. Thông thường sẽ có 3 loại phôi được sản xuất bao gồm:
- Phôi thanh (Billet): Phôi thanh thường được dùng để chế tạo thép cuộn xây dựng hay thép có vằn. Các tiết diện phổ biến được sản xuất là 100 x 100, 125 x 125, 150 x 150 với chiều dài 6-9-12m.
- Phôi phiến (Slab): Phôi phiến được dùng để tạo ra thép cuộn cán nóng, cán nguội hoặc thép tấm cán nóng. Đây cũng là nguyên liệu đường dùng để hình thành thép hình.
- Phôi Bloom: Phôi được sử dụng rộng rãi trên thị trường thay thế cho cả phôi thanh và phôi phiến.
Cán thép
Sau khi phôi được tạo thành thì sẽ có hai trạng thái đó là phôi nóng và phôi nguội. Tiếp sau đó sẽ là quá trình cán:
- Đối với phôi nóng: Tiếp tục giữ nhiệt độ ở độ cao nhất định và được đưa vào cán. Thép thành phẩm có màu xanh đen, bề mặt không được đồng nhất và quá trình làm mát có thể tạo ứng suất bên trong. Tuy nhiên ưu điểm đó chính là dễ bảo quản, dễ tạo hình và giá thép hình cán nóng thấp hơn cán nguội.
- Đối với phôi nguội: Phôi được làm nguội để tiện trung chuyển đến các nhà máy và cán. Hình dạng thép hình như thế nào thì sẽ dùng phôi đem cán, ép và đổ vào khung để cho ra những sản phẩm theo yêu cầu của đơn hàng. Thép thành phẩm có bề mặt thẩm mỹ, màu sáng đẹp, các mép không xù xì.
4. Những lưu ý khi mua và sử dụng thép hình bạn cần biết
Khi đã am hiểu về các dạng thép hình, khách hàng cần tập trung vào những điểm cần lưu ý để lựa chọn và áp dụng thép một cách tối ưu. Thông tin dưới đây là những gì Thép Nam Phú muốn chia sẻ với quý khách hàng:
- Thép đen sau khi đúc có độ bền với môi trường kém, dễ bị oxi hóa và ăn mòn. Bởi vậy nên sử dụng trong các công trình trong nhà. Điều kiện bảo quản cũng cần tránh tiếp xúc hóa chất, độ ẩm, nước mưa,…
- Thép đen được mạ kẽm có bề mặt độ bền cao, không bị ăn mòn, không bị oxy hóa và bền lên đến 50 năm ngoài điều kiện môi trường. Bởi vậy thép mạ kẽm thường được dùng trong các công trình ngoài trời.
- Chọn đúng loại thép để có thể tối ưu hiệu quả sử dụng, khả năng chịu lực đúng đảm bảo độ bền và tính an toàn cho công trình.
- Từng mác thép thìgiá thép hình sẽ khác nhau. Nhân viên tư vấn sẽ cung cấp cho khách hàng nội dung chi tiết để có thể cân nhắc lựa chọn phù hợp với công trình.
- Khách hàng cần lựa chọn đơn vị bán hàng chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng và có độ mới cao.
Địa chỉ mua thép hình chính hãng uy tín và giá rẻ
Công ty TNHH Thép Nam Phú là đơn vị uy tín với kinh nghiệm lâu năm trong ngành sắt thép xây dựng. Chúng tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và báo giá thép hình tốt nhất hiện nay.
Với mong muốn hợp tác cùng phát triển, thành công của đối tác và khách hàng cũng chính là thành công của công ty chúng tôi. Chính vì vậy Thép Nam Phú cam kết luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách hàng và hy vọng nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng.
Công ty TNHH Thép Nam Phú
Văn phòng & kho hàng: 681 Phạm Văn Đồng, Dương Kinh, Hải Phòng
Số điện thoại: (+84225)376 7122
Di động: (+84)904.341.541 – (+84)939.838.669
Email: thepnamphu@gmail.com
Web: kimkhihaiphong.vn