Chênh lệch lượng cung cầu thép 2018 dự báo giảm 10% so với 2017

 Việc Trung Quốc sẽ cắt giảm khoảng 12,5% công suất sản xuất thép tới 2020 và sử dụng các gói kích cầu trong nước, sẽ giúp ảnh hưởng dư thừa thép tới thế giới giảm đáng kể.

Với nhu cầu nội địa tăng trưởng tốt và các biện pháp cắt giảm nguồn cung mạnh tay, bức tranh ngành thép Trung Quốc đã trở nên sáng hơn, ảnh hưởng từ sự dư thừa công suất của Trung Quốc đối với ngành thép thế giới đã giảm đáng kể. Giá thép thế giới và Việt Nam trong 2 năm trở lại đây hưởng lợi từ chính sách của Trung Quốc.

Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục cắt giảm công suất khoảng 30 triệu tấn thép trong năm 2018, hoàn thành kế hoạch giảm 150 triệu tấn thép của giai đoạn 2016 – 2020. Ngoài ra, nguồn cung 2018 cũng giảm so với 2017 khi các lò cao tần luyện thép phải dừng hoạt động từ 30/6/2017.

Chính sách cắt giảm sản lượng thép để giảm ô nhiễm tại các tỉnh miền Bắc sẽ kéo dài đến tháng 3/2018. Mức sản lượng sụt giảm khoảng 12% sẽ tiếp tục hỗ trợ giá thép ít nhất đến cuối quý I/2018. Hiệp hội thép Thế giới dự báo tổng tiêu thụ thép toàn cầu năm 2018 tăng 1,6% nhờ nhu cầu tăng trưởng từ các quốc gia đang phát triển và quá trình phục hồi kinh tế thế giới.

Trong khi đó, Hiệp hội thép Thế giới dự báo tổng tiêu thụ thép toàn cầu năm 2018 tăng 1,6% nhờ nhu cầu tăng trưởng từ các quốc gia đang phát triển và quá trình phục hồi kinh tế thế giới.

Với nhu cầu tiêu thụ ổn định và cắt giảm công suất tại Trung Quốc, chênh lệch cung cầu thép thế giới năm 2018 được dự báo ở mức 9 triệu tấn, giảm 10% so với 2017 và giảm 75% so với giai đoạn 2014-2016.

Áp thuế tự vệ lên thép Trung Quốc sẽ không còn nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp nội

Theo BVSC, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất phải lập rào cản với thép Trung Quốc. Trong giai đoạn 2014 – 2016, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc yếu và dư thừa công suất đã khiến các doanh nghiệp thép nước này chấp nhận thua lỗ, bán dưới giá thành để đẩy mạnh xuất khẩu.

Cạnh tranh không lành mạnh và phá giá của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới rất nhiều nước lân cận và hàng loạt các biện pháp chống bán phá giá được thực thi trong giai đoạn này. Tính đến nay, thép Trung Quốc đang phải chịu 121 rào cản thương mại.

Thực tế cho thấy, thuế tự vệ đã có những hiệu ứng tích cực tới ngành thép. Năm 2016, Việt Nam đã áp dụng thuế tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Kết quả là sản lượng nhập khẩu phôi thép từ Trung Quốc giảm mạnh, giá bán tăng và các doanh nghiệp trong ngành đã có những kết quả kinh doanh rất khả quan sau khi áp thuế.

Vấn đề đặt ra là khi thuế tự vệ hết hiệu lực, ngành thép Việt Nam còn có khả năng cạnh tranh với thép Trung Quốc hay không?

Hiện tại, tình hình tài chính các doanh nghiệp thép Trung Quốc đã khỏe mạnh hơn rất nhiều so với giai đoạn 2014-2016.

Giá phôi và thép xây dựng tại Trung Quốc còn đang cao hơn tại thị trường Việt Nam nhờ chính sách kích cầu tiêu thụ và thắt chặt nguồn cung. Do đó, thuế tự vệ với mục tiêu bảo vệ các doanh nghiệp thép trong nước hiện gần như đã không còn ý nghĩa.

Trong giai đoạn 2018 – 2020, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực thi các biện pháp cải cách ngành thép để tăng tính tập trung, loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém và giảm tình trạng dư thừa công suất. Do đó, tình trạng chấp nhận bán lỗ như năm 2015 để xuất khẩu được hàng và gây ảnh hưởng tới các quốc gia lân cận sẽ khó có thể xảy ra.

Nguồn tin: NDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đã ký hợp đồng mua bán